Danh mục sản phẩm
Hổ trợ trực tuyến
TƯ VẤN BÁN HÀNG - (028) 6675 8574
HOTLINE - A. NHÃ 098 768 2328
HỖ TRỢ KỸ THUẬT - A. TUẤN 0946 458 862
Tìm kiếm sản phẩm
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Hiệu quả từ sản xuất bún trên dây chuyền tự động
HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH SẢN XUẤT BÚN TRÊN DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG |
||
(QT) - Năng suất, chất lượng tăng, sức lao động giảm, tiết kiệm điện, chất đốt, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập, đó là những ưu thế vượt trội từ mô hình sản xuất bún, bánh trên dây chuyền tự động ở gia đình ông Nguyễn Văn Hoà, khu phố An Hoà 2, thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Để có được dây chuyền và cơ sở sản xuất bún, bánh hiện đại như hôm nay, ông Nguyễn Văn Hoà đã từng lăn lộn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật làm bún ở các làng nghề làm bún trong tỉnh và nhiều nơi khác như Nam Định, Quảng Bình, Huế... Cùng với lòng yêu nghề, ông Hoà còn gặp may mắn khi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Quảng Trị trong quá trình chuyển đổi từ mô hình làm bún, bánh thủ công truyền thống sang mô hình sản xuất bún, bánh trên dây chuyền tự động hiện đại. Với năng suất 5 - 6 tạ bún, bánh tươi mỗi ngày, vợ chồng ông Hoà chỉ cần một buổi chiều để làm trong khi nếu sản xuất thủ công phải cần đến sức lao động của 6 đến 8 người/ ngày
Bên cạnh hiệu quả cao về kinh tế, điều đáng học hỏi ở mô hình sản xuất bún bánh của ông Hoà là cách xử lý nước thải để không ô nhiễm môi trường. Trong khi nhiều cơ sở sản xuất bún truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang gặp khó khăn về vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng nước thải đổ ra từ việc sản xuất bún thì cơ sở sản xuất bún, bánh sạch của ông Hoà với hệ thống hầm biogas được xây dựng phù hợp tiêu chí kỹ thuật đã xử lý tối đa lượng nước thải hàng ngày. Vì vậy, không những giảm ô nhiễm môi trường mà còn tận dụng được nguồn chất đốt dồi dào để đun nấu và thắp sáng. Tính ra mỗi tháng gia đình ông Hoà tiết kiệm vài triệu đồng vì không phải dùng gas, củi và giảm chi phí tiền điện phục vụ trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Theo ông Hoà, để xử lý được lượng nước thải từ 3 - 4,5m3/ngày, hầm biogas nhà ông Hoà được xây dựng với sức chứa 17,3m3. Lấy được khí tốt, ngoài thể tích rộng ông còn tuân thủ nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật nhằm đảm bảo hầm thật kín. Nhờ vậy, ngoài việc xử lý hết chất thải thì lượng gas cung cấp từ hầm biogas của gia đình ông rất dồi dào, bếp gas có thể bật 24/24 giờ, ngoài việc đun nấu sinh hoạt ông còn sử dụng đun nấu thức ăn chăn nuôi lợn. Đặc biệt là dùng bếp gas đun nước sôi hoà vào bột trước khi cho vào máy làm bún, mỗi lần như vậy có thể tiết kiệm trên 50% tiền điện (Nếu dùng nước nguội phải mất 45 phút sau mới làm được bún trong khi dùng nước sôi thì chỉ mất 20 phút). Cùng với việc sản xuất bún bánh, ông Hoà kết hợp với mô hình chăn nuôi lợn thịt với quy mô 40 con/lứa nhằm tận dụng nguồn nước thải từ việc sản xuất bún, bánh tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, nhờ bám sát thị trường nắm bắt đặc trưng từng vùng trên địa bàn nên vào mùa mưa, lũ khi vùng Vĩnh Lâm, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Sơn…chăn nuôi thường bị hạn chế do mưa lũ thì ông tập trung đẩy mạnh chăn nuôi lợn vào thời điểm này. Kết quả những năm vừa qua cho thấy, thu nhập của gia đình ông tăng lên đáng kể nhờ lợn được giá và giảm chi phí vì rút ngắn được chu kỳ chăn nuôi. Với quyết tâm làm giàu nhờ chế biến những sản phẩm từ hạt gạo quê, ông Hoà đang dự định sẽ xây dựng một khu sản xuất bún, bánh khô có thương hiệu độc quyền nhằm cung ứng cho thị trường trong tỉnh và các vùng phụ cận. Ông Hoà cho biết: “Qua khảo sát thực tế thị trường, tôi thấy loại bún, bánh khô trên thị trường Quảng Trị chủ yếu nhập từ miền Bắc vào chứ trên địa bàn chưa có ai làm. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, tiềm năng phát triển cũng nhiều, tại sao mình không làm? Có thể vốn đầu tư ban đầu khá cao, khoảng 800 triệu đồng để xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị nhưng bù lại sản phẩm khô có thời gian bảo quản lâu, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đồng thời thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đặc biệt, tôi ở gần vùng sản xuất lúa như các xã Trung Hải, Trung Sơn (Gio Linh), giống lúa trên những cánh đồng ở đây rất phù hợp để sản xuất bún, bánh.” 12 năm gắn bó với nghề bún, ông Hòa tự tìm kiếm học hỏi nhiều nơi để đúc rút kinh nghiệm làm bún đạt hiệu quả cao. Khác với bí quyết nhà nghề theo kiểu “cha truyền con nối” ở các làng nghề truyền thống, nghề làm bún đến với ông Hoà như một cơ duyên, vì vậy ông thường truyền nghề cho những ai muốn theo học với hi vọng nghề làm bún, bánh ngày càng được gìn giữ và phát huy. Tấm lòng yêu nghề của ông đã được đền đáp xứng đáng khi kinh tế gia đình ông ngày càng trở nên khá giả, các con được ăn học đến nơi đến chốn. Đầu năm, ông Hoà bận rộn tập kết vật liệu xây ngôi nhà kiên cố, khang trang để năm sau cưới vợ cho người con trai đầu đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường với tấm bằng kỹ sư điện tử, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Cô con gái út năm nay cũng đã là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Không giấu niềm vui, ông Hoà cho biết: “Năm này xây nhà, năm sau tôi sẽ bắt tay đầu tư mở rộng sản xuất”. |
||
Bài, ảnh: LÂM THANH |
Tin tức liên quan
Ngành thực phẩm chế biến sẵn, hàng Việt chiếm ưu thế
Sôi động cuộc chạy đua của ngành thực phẩm và đồ uống
Hoa quả Việt Nam từng bước chinh phục thị trường thế giới
Kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Lỗi thường gặp và cách khắc phục của máy hút chân không công nghiệp
Thu nhập cao từ nghề làm bún
Tiêu chuẩn cho ngành máy đóng gói Việt Nam
Làm giàu từ sản xuất bún, phở